Lưu ý không thể bỏ qua dành cho bạn
Không có chất bổ sung nào có thể chữa khỏi hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch coronavirus COVID-19 hiện nay, bạn cần phải đặc biệt lưu ý một điều rằng không có chế độ bổ sung hay chế độ ăn uống hoặc thay đổi lối sống nào khác ngoài việc tự giác cách ly, vệ sinh sạch sẽ. Việc này sẽ giúp có thể bảo vệ bạn khỏi COVID-19.
Có lẽ bạn đã ít nhiều nhìn thấy những bài báo, những lời đồn đại về tác dụng của vitamin C đối với việc điều trị COVID-19 trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên trên thực tế, trong các nghiên cứu về tác động của vitamin C tiêm tĩnh mạch (IV) liều cao đối với coronavirus mới, đã chỉ ra rằng không có chất bổ sung nào, kể cả vitamin C, có thể ngăn ngừa hoặc điều trị COVID-19.
Bài viết này sẽ đem đến cho bạn cái nhìn tổng quát về loại vitamin, định nghĩa cũng như ảnh hưởng của loại vitamin này đến khả năng miễn dịch, cách vitamin C được thử để điều trị COVID-19 trong bệnh viện và liệu việc uống bổ sung có mang lại lợi ích hay không.
Vitamin C là gì?
Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể của bạn. Đó là một chất chống oxy hóa mạnh, có nghĩa là nó có thể trung hòa các hợp chất không ổn định trong cơ thể bạn được gọi là các gốc tự do và giúp ngăn ngừa hoặc đảo ngược tổn thương tế bào do các hợp chất này gây ra (1).
Nó cũng tham gia vào một số quá trình sinh hóa, nhiều quá trình liên quan đến sức khỏe miễn dịch (1).
Giá trị hàng ngày (DV) cho vitamin C là 90 mg mỗi ngày, tuy nhiên đối với phụ nữ trong thời kỳ con bú cần thêm 30 mg và những người hút thuốc cần thêm 35 mg mỗi ngày (2).
Cách dễ dàng để hấp thụ đầy đủ loại vitamin này chính là thông qua chế độ ăn uống, đặc biệt là khi bạn ăn nhiều loại trái cây và rau quả. Ví dụ, một quả cam cung cấp 77% DV và 1 cốc (160 gram) bông cải xanh nấu chín cung cấp 112% DV (3, 4).
Vitamin C có ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch như thế nào?
Vitamin C có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng miễn diễn của cơ thể con người. Hoạt động chống oxy hóa của vitamin C có thể làm giảm viêm, có thể giúp cải thiện chức năng miễn dịch của bạn (5).
Vitamin C cũng giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy sản xuất collagen, giúp da hoạt động như một hàng rào chức năng để ngăn các hợp chất có hại xâm nhập vào cơ thể bạn. Vitamin C trong da cũng có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương (1).
Vitamin cũng thúc đẩy hoạt động của các tế bào thực bào, các tế bào miễn dịch có thể “tiêu hoá” vi khuẩn có hại và các phần tử khác (1).
Ngoài ra, vitamin C còn thúc đẩy sự phát triển và lây lan của tế bào lympho, một loại tế bào miễn dịch làm tăng các kháng thể lưu thông của bạn, các protein có thể tấn công các chất lạ hoặc có hại trong máu của bạn (1).
Trong các nghiên cứu về hiệu quả của loại vitamin này đối với vi rút gây ra cảm lạnh thông thường, vitamin C dường như không làm cho bạn ít bị cảm lạnh hơn, tuy nhiên nó có thể giúp bạn vượt qua cảm lạnh nhanh hơn và làm cho các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn (6).
Ngoài ra còn có một số bằng chứng từ nghiên cứu động vật và nghiên cứu trường hợp ở người cho thấy vitamin C liều cao hoặc IV có thể làm giảm viêm phổi trong các bệnh hô hấp nghiêm trọng do H1N1 hoặc các loại vi rút khác (7, 8, 9).
Tuy nhiên, liều lượng vitamin C này cao hơn nhiều so với DV, và không có đủ nghiên cứu để hỗ trợ việc sử dụng vitamin C liều cao cho bệnh viêm phổi tại thời điểm này. Do đó, bạn không nên bổ sung vitamin C liều cao ngay cả bằng đường uống, vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy (2).
TÓM TẮT
Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng được tìm thấy trong trái cây và rau quả có thể giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh. Hiện nay nhiều nghiên cứu về khả năng làm giảm viêm phổi của vitamin C đang được tổ chức thực hiện, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm để đưa ra kết quả chính xác.
Vitamin C và COVID-19
Trong một bài báo đăng trên Tạp chí Bệnh nhiễm trùng Trung Quốc, Hiệp hội Y tế Thượng Hải đã xác nhận việc sử dụng vitamin C liều cao như một phương pháp điều trị cho những người nhập viện với COVID-19 ( 10 ).
Liều cao hơn DV được khuyến cáo nên tiêm qua đường tĩnh mạch để cải thiện chức năng phổi, có thể giúp bệnh nhân không phải thở máy hoặc duy trì sự sống ( 10 ,11, 12).
Ngoài ra, một đánh giá năm 2019 cho thấy điều trị vitamin C liều cao cả đường uống và đường tiêm tĩnh mạch có thể hỗ trợ những người nhập viện chăm sóc đặc biệt (ICU) đối với các bệnh hiểm nghèo bằng cách giảm 8% thời gian nằm ICU và rút ngắn thời gian thở máy xuống 18,2% (13).
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đã đăng ký một thử nghiệm lâm sàng để nghiên cứu thêm về hiệu quả của vitamin C IV ở những người nhập viện với COVID-19 ( 14 ).
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là vitamin C vẫn chưa phải là một phần tiêu chuẩn của kế hoạch điều trị COVID-19 vì chưa có nhiều bằng chứng về tác dụng của loại vitamin này đối với việc điều trị và phòng chống COVID-19 ( 10 ,15).
Mặc dù vitamin C liều cao IV hiện đang được thử nghiệm để xem liệu nó có thể cải thiện chức năng phổi ở những người bị COVID-19 hay không, tuy nhiên không có bằng chứng nào cho thấy bổ sung vitamin C liều cao có thể giúp điều trị bệnh. Trên thực tế, chúng có thể gây ra các biến chứng như tiêu chảy (2).
TÓM TẮT
Vitamin C liều cao IV đã được sử dụng ở Trung Quốc để giúp cải thiện chức năng phổi ở những người bị COVID-19. Tuy nhiên, hiệu quả của vitamin C vẫn đang được thử nghiệm. Không có bằng chứng chứng minh độ xác thực của việc sử dụng bổ sung vitamin C dạng uống cho COVID-19.
Có cần thiết bổ sung vitamin C để phòng chống COVID không?
Hiện tại, không có bằng chứng nào khẳng định tác dụng của việc sử dụng bổ sung vitamin C dạng uống để ngăn ngừa COVID-19.
Vitamin C có thể giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh do các vi rút khác gây ra, nhưng điều này không đảm bảo rằng nó sẽ có tác dụng tương tự đối với vi rút coronavirus gây ra COVID-19.
Ngoài ra, vitamin C là một loại vitamin có khả năng hoà tan trong nước. Việc hòa tan được trong nước có nghĩa là lượng dư thừa không được lưu trữ trong cơ thể của bạn mà thay vào đó được loại bỏ qua nước tiểu. Uống nhiều vitamin C hơn không có nghĩa là cơ thể bạn đang hấp thụ nhiều hơn (16).
Bổ sung vitamin C liều cao thậm chí có thể gây tiêu chảy, vì chúng có thể báo hiệu cơ thể bạn kéo nước ra khỏi tế bào và vào đường tiêu hóa của bạn (2).
Hơn nữa, mặc dù vitamin C liều cao có vẻ hứa hẹn đối với điều trị bằng COVID-19, những liều này đặc biệt cao và được tiêm qua đường tĩnh mạch – không dùng đường uống. Ngoài ra, nó chỉ được đưa ra trong những trường hợp nghiêm trọng cần nhập viện.
Phương pháp bảo vệ sức khoẻ tốt nhât chính xây dựng chế độ ăn uống có nhiều loại trái cây và rau quả tự nhiên, cung cấp tất cả vitamin C cần thiết mỗi ngày cùng với nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa khác.
Chọn một chất bổ sung vitamin C
Nếu bạn chọn bổ sung vitamin C, điều quan trọng là phải chọn loại có chất lượng cao và dùng đúng liều lượng.
Trong khi các chất bổ sung được quản lý bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), chúng không được tuân theo các tiêu chuẩn an toàn giống như dược phẩm. Vì vậy, điều quan trọng là phải mua thực phẩm bổ sung từ các công ty có uy tín.
Một số tổ chức bên thứ ba, chẳng hạn như NSF International, ConsumerLab và Dược điển Hoa Kỳ (USP), kiểm tra chất bổ sung về độ tinh khiết và độ chính xác của nhãn. Bạn có thể muốn chọn một loại thực phẩm bổ sung vitamin C đã được kiểm nghiệm bởi một trong những công ty này.
Ngoài ra, Giới hạn trên (UL) đối với vitamin C bổ sung – lượng mà hầu hết mọi người có thể tiêu thụ hàng ngày mà không có tác động tiêu cực là 2.000 mg (2).
Hầu hết các chất bổ sung vitamin C đều cung cấp liều hàng ngày từ 250–1.000 mg, vì vậy bạn rất dễ vượt quá UL nếu bạn không chú ý sử dụng. Hãy chắc chắn đọc kỹ bao bì và chỉ dùng liều lượng theo khuyến cáo để tránh các biến chứng.
Vitamin C cũng có thể can thiệp vào hóa trị , xạ trị hoặc thuốc giảm cholesterol (2).
Điều đó chứng minh rằng khi được sử dụng trong các cơ sở lâm sàng điều trị bệnh nhân nặng, điều trị vitamin C liều rất cao là an toàn và không liên quan đến các tác dụng phụ đáng kể (17).
Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về việc bổ sung vitamin C, bạn nên tham khảo ý kiến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng.
TÓM TẮT
Không có bằng chứng cho thấy bổ sung vitamin C giúp ngăn ngừa COVID-19. Trên thực tế, liều cao có thể chỉ được bài tiết qua nước tiểu. Nếu bạn bổ sung, hãy chọn một sản phẩm được bên thứ ba kiểm nghiệm và không dùng quá 2.000 mg mỗi ngày.
Những điều cần lưu ý về vitamin C
Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động bình thường .
Theo một báo cáo được công bố bởi Hiệp hội Y tế Thượng Hải, vitamin C liều cao IV có thể cải thiện chức năng phổi ở những người nhập viện với COVID-19. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy bổ sung vitamin C bằng đường uống sẽ giúp điều trị hoặc ngăn ngừa COVID-19.
Để có nhiều vitamin C tăng cường miễn dịch trong chế độ ăn uống của bạn, hãy đảm bảo rằng bạn luôn chăm chỉ ăn nhiều loại trái cây và rau quả.
Mặc dù hiện không có cách chữa khỏi COVID-19, nhưng các biện pháp phòng ngừa như giữ khoảng cách cơ thể và vệ sinh đúng cách có thể giúp bảo vệ bạn khỏi sự lây lan của virus.